• Số điện thoại 0225.6576.999
  • Time Mon — Sat: 7:30AM — 20:00PM

HÔI MIỆNG – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

HÔI MIỆNG – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Hôi miệng được định nghĩa là bất kì mùi khó chịu nào trong hơi thở từ miệng được phát hiện bằng mũi. Hôi miệng là chứng bệnh thường gặp gây trở ngại trong giao tiếp, hoạt động xã hội và biểu lộ tình cảm. Hãy cùng Nha Khoa Nụ Cười tìm hiểu các phương pháp đánh bay hôi miệng, mang lại sự tự tin tuyệt đối.

Hôi miệng gây ra rất nhiều phiền phức trong cuộc sống

  1. Nguyên nhân gây hôi miệng

Có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng, nhưng có thể chia thành hai nhóm chính: nhóm nguyên nhân trong miệng(chiếm 90%), nhóm nguyên nhân ngoài miệng(chiếm 10%).

  • Nguyên nhân gây hôi miệng trong miệng
  • Do nhiễm trùng

Các bệnh lý tại răng và khoang miệng dẫn đến hôi miệng như:

  • Do vệ sinh răng miệng kém, cao răng, mảng bám.
  • Các bệnh lý về răng và nha chu: sâu răng, viêm lợi, vỡ răng, viêm nha chu, viêm tủy hoại tử…
  • Bệnh lý vùng miệng: mảng bám lưỡi, ung thư miệng, tổn thương miệng như loét, áp-tơ…
  • Sai sót trong quá trình hàn răng, phục hình răng

Thức ăn bị rắt lại ở xung quanh mối hàn thừa, hay dưới các phục hình bị hở tạo điều kiện cho vi khuẩn lưu trú phân hủy thức ăn gây mùi hôi.

  • Khô miệng

Khi lượng nước bọt giảm trên 50% lượng nước bọt bình thường, khi đó sẽ gây mất hiện tượng kháng khuẩn của nước bọt, vi khuẩn Gram(-) phát triển mạnh gây hôi miệng.

  • Nguyên nhân gây hôi miệng ngoài miệng
  • Nguyên nhân từ đường hô hấp trên: viêm amidan, viêm xoang
  • Nguyên nhân từ đường hô hấp dưới: viêm phổi, áp xe phổi, ung thư phổi, viêm phổi hoại tử…
  • Nguyên nhân từ đường tiêu hóa: hở van dạ dầy, trào ngược dạ dày thực quản…
  • Một số nguyên nhân khác như: do suy thận, suy gan, đái tháo đường, hút thuốc lá, do thực phẩm..

Bệnh răng miệng có rất nhiều nguyên nhân gây lên

  1. Điều trị bệnh hôi miệng do nguyên nhân trong miệng
    • Điều trị hôi miệng do vệ sinh răng miệng kém
  • Đánh răng đúng cách ít nhất ngày 2 lần sau bữa ăn, kết hợp dùng thêm chỉ tơ nha khoa và tăm nước để làm sạch kẽ răng.
  • Sử dụng nước xúc miệng hàng ngày để làm sạch răng, lợi, tổ chức miệng đặc biệt là gốc lưỡi.
  • Khám và lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần loại bỏ hoàn toàn cao răng, mảng bám. Đồng thời khám phát hiện các bệnh lý về răng miệng.
    • Điều trị hôi miệng do sâu răng, viêm tủy răng
  • Khám răng định kì phát hiện sớm các tổn thương trên răng như sâu răng để hàn sớm tránh lắng đọng thức ăn.
  • Nếu viêm tủy thì tiến hành điều trị sớm để bảo tồn răng và loại bỏ hoàn toàn hôi miệng.
    • Chữa hôi miệng do viêm lợi, viêm nha chu
  • Khi thấy có biểu hiện chảy máu chân răng, viêm lợi thì cần đến các cơ sở nha khoa có uy tín để khám và điều trị kịp thời.

Khám nha khoa kiểm tra hôi miệng định kỳ

 

  1. Cách phòng bệnh hôi miệng
  • Hướng dẫn vệ sinh răng miệng, chải răng đúng cách
  • Dùng chỉ tơ nha khoa và tăm nước để làm sạch hoàn toàn kẽ răng.
  • Súc họng sâu với nước xúc miệng trước khi đi ngủ.
  • Nhai kẹo cao su không đường (khoảng 5 phút) nếu bị khô miệng, hoặc sau bữa ăn có nhiều protein.
  • Uống nước đầy đủ
  • Giảm uống cafe và rượu
  • Không hút thuốc lá.

—————-🌟🌟🌟——————
TRUNG TÂM NHA KHOA NỤ CƯỜI HẢI PHÒNG
Nụ cười rạng rỡ – tươi sáng tương lai!
🌏 Website: http://nhakhoanucuoi.vn/
☎️ Hotline: 02256576999
🏥Trụ sở chính : 379 Ngô Gia Tự, Hải An, Hải Phòng
🏥Cơ sở 2: 231C Trần Nguyên Hãn, Lê Chân, Hải Phòng
🏥Cơ sở 3: Manhattan 09-08, 09-09 Imperia Hải Phòng

0225.6576.999