Hàn răng là một phương pháp để khôi phục lại một chiếc răng bị hư hỏng như những răng bị sâu, sứt, mẻ giúp răng của bạn trở lại hình dạng và chức năng bình thường của nó. Khi thực hiện hàn răng, điều đầu tiên là sẽ loại bỏ các phần răng bị hư hỏng, làm sạch các khu vực bị ảnh hưởng, và sau đó hàn đầy phần răng bị hư vừa làm sạch với chất liệu nhân tạo dùng để hàn răng. Hãy cùng Nha Khoa Nụ Cười tìm hiểu về các loại vật liệu dùng trong hàn răng nhé.
Mục lục
1/ Hàn răng trong các trường hợp nào?
Hàn răng vốn là biện pháp dùng để khôi phục lại hình thể và chức năng của răng khi răng bị sâu, sứt mẻ, bào mòn… Để chiếc rănghàn đạt hiệu quả tốt, chọn vật liệu hàn hay bảo vệ mối hàn là
điều đáng lưu tâm. Bạn nên hàn răng trong các trường hợp sau
Sâu răng:
Dùng vật liệu hàn để bịt kín lỗ sâu răng, ngăn không cho vi khuẩn hoặc các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, hoá chất tấn công, huỷ hoại tuỷ răng.
Hàn răng sâu để ngăn vi khuẩn xâm nhậm vào những hố sâu
Chấn thương
Trong các tình huống tai nạn khiến cho răng gẫy hoặc vỡ thì vật liệu hàn được sử dụng để tái tạo lại hình dáng ban đầu. Đồng thời đảm bảo tốt chức năng nhai của răng.
Hàn răng vỡ do chấn thương để phục hình răng về hình thể ban đầu
Mòn răng:
Trong trường hợp đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải lông cứng, khiến cho lớp men răng ở bề mặt cổ răng bị hao mòn đáng kể, lộ lớp ngà răng, khiến người bệnh rất nhạy cảm khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh. Khi đó người ta có thể hàn bịt vết mòn, bảo vệ lớp ngà răng.
Hàn bịt vết mòn để bảo vệ ngà răng.
Nhu cầu thẩm mỹ:
Trong trường hợp khi răng cửa có màu vàng, mất thẩm mỹ, có thể sử dụng chất hàn răng có màu trắng để bao bọc bề mặt răng, làm cho răng trở nên trắng.
Hàn răng do nhu cầu thẩm ỹ đóng khe răng cửa thưa
2/ Các loại vật liệu dùng trong hàn răng:
Loại vật liệu được sử dụng nhiều trong hàn răng là A-man-gam, chất dẻo tổng hợp và xi-mang silicat (hay còn gọi là xi-mang sứ). Việc lựa chọn từng loại vật liệu tuỳ thuộc vào các yếu tố cụ thể như: đòi hỏi phòng chống sâu răng, kinh nghiệm và tay nghề của nha sĩ, yêu cầu thẩm mỹ của bệnh nhân, đòi hỏi về khả năng chịu lực của miếng hàn…
2.1 Vật liệu dùng trong hàn răng A-man-gam:
Là loại vật liệu hàn được sử dụng lâu đời, có trên 100 năm tuổi. Đây là một hỗn hợp của các phần tử kim loại bao gồm thuỷ ngân, bạc, kẽm, đồng…
Ưu điểm của A-man-gam
Chi phí rẻ, dễ dùng
Sức chịu lực tốt nên thường được dùng trong các lỗ hàn to
Hay dùng ở những nơi chịu áp lực lớn như mặt nhai của răng hàm.
Vật liệu hàn răng A-mam-gam chi phí rẻ sử dụng dễ dàng
Nhược điểm A-man-gam
Không thẩm mỹ do có màu xám bạc
Thường chỉ được dùng để hàn các răng ở phía trong của hàm răng như răng hàm
Dẫn nhiệt tốt, ảnh hưởng đến cảm giác của người bệnh khi ăn thức ăn nóng, lạnh.
2.2 Vật liệu dùng trong hàn răng Xi-mang silicat:
Cũng là loại vật liệu được sử dụng từ lâu. Nó có tính thẩm mỹ cao hơn A-man-gam do màu sắc gần giống màu của răng.
Ưu điểm của Xi-mang Silicat
Sử dụng khá dễ dàng
Chi phí rẻ phù hợp với nhiều người
Tính dẫn nhiệt kém,
Độ bền bám vào răng rất chắc nên ít trường hợp bị rơi ra sau khi hàn.
Có chứa Flo, do đó có khả năng chống sâu răng.
Vật liệu Xi-mang Silicat có màu sắc gần giống với răng thật
Nhược điểm của Xi-mang Silicat
Lượng chất hỏi yếu,
Khả năng chịu lực và chống mòn kém, do đó chỉ dùng để hàn cổ răng.
Là nơi dễ phát sinh sâu răng và ít chịu tác động của ngoại lực có cường độ lớn.
2.3 Vật liệu dùng trong hàn răng – Nhựa tổng hợp (composite):
Đây là loại vật liệu mới, được phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây. Ở nước ngoài, composite đang ngày càng được ưa chuộng bởi nhiều tính năng ưu việt của nó, hơn hẳn A-man-gam và xi-mang silicat. Ở nước ta hàn composite còn được gọi là trám răng thẩm mỹ.
Ưu điểm của Composite
Ưu điểm nổi bật của composite là tính thẩm mỹ rất cao (xem hình). Có rất nhiều màu khác nhau để chọn lựa cho phù hợp với các màu răng khác nhau. Hơn nữa, độ cứng, độ chịu lực, chịu mòn của composite cũng cao hơn xi-mang (tuy nhiên vẫn kém A-man-gam). Do vậy có thể dùng nó để hàn nhiều vị trí khác nhau trong miệng, từ những nơi đòi hỏi thẩm mỹ như răng cửa cho đến những nơi đòi hỏi khả năng chịu lực tốt như răng hàm.
Composite là vật dụng được dùng nhiều hiện nay, có tính thẩm mỹ cao
Nhược điểm của Composite
Nhược điểm của composite là giá thành đắt, không phù hợp với túi tiền của tầng lớp bình dân. Hơn nữa vật liệu này đòi hỏi nha sĩ phải có tay nghề cao, thao tác chính xác, nếu không miếng hàn sẽ không đạt chất lượng yêu cầu (ví dụ như không bền, dễ bị rơi ra hoặc dễ bị tái phát bệnh sâu răng). Một điểm cần lưu ý nữa là khả năng chịu mòn, chịu áp lực của nhựa tổng hợp vẫn còn kém hơn nhiều so với A-man-gam.
Vì những đặc điểm trên mà composite thường được dùng để hàn răng cửa hoặc những lỗ hàn bé ở răng hàm. Không dùng để hàn cổ răng.
Tính năng của Composite vẫn đang không ngừng được cải thiện và trong tương lai gần đây sẽ là vật liệu số một để hàn răng.
3/ Bảo vệ mối hàn sau khi hàn răng
Tại sao phải bảo vệ mối hàn
Đối với những người từng phải hàn răng thì việc làm thế nào để bảo vệ mối hàn được lâu là điều vô cùng cần thiết. Nếu nha sĩ hàn không đúng quy trình, dùng vật liệu kém chất lượng thì sau một thời gian ngắn lỗ hàn sẽ ngấm nước bọt, bị bong ra, vì thế người bệnh cần đến những địa chỉ uy tín, có đội ngũ lành nghề và có đầy đủ phương tiện kỹ thuật để đảm bảo độ an toàn cho răng
Bảo vệ mối hàn là việc cần thiết sau khi hàn răng.
Cách bảo vệ mối hàn sau khi hàn răng
Để bảo vệ mối hàn được lâu, người bệnh cần:
Hạn chế ăn những đồ ăn quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh.
Nên dùng chỉ tơ nha khoa để lấy cặn thức ăn để tránh làm mòn kẽ răng, thưa hở kẽ răng
Hàn răng sớm cho trẻ
Đặc biệt đối với trẻ em, việc ưa đồ ngọt khiến không ít trẻ bị sâu răng sớm. Vì thế hàn răng cho trẻ cũng là việc nên làm để tránh mối sâu phát triển rộng ra cả hàm, ảnh hưởng đến ăn uống và sức khỏe của bé.
Hàn răng vốn là biện pháp dùng để khôi phục lại hình thể và chức năng của răng khi răng bị sâu, sứt mẻ, bào mòn… Để chiếc răng hàn đạt hiệu quả tốt, chọn vật liệu hàn hay bảo vệ mối hàn là điều đáng lưu tâm.
—————-🌟🌟🌟——————
TRUNG TÂM NHA KHOA NỤ CƯỜI HẢI PHÒNG
Nụ cười rạng rỡ – tươi sáng tương lai! 🌏 Website: https://nhakhoahaiphong.vn/ ☎️ Hotline: 02256576999 🏥Trụ sở chính : 379 Ngô Gia Tự, Hải An, Hải Phòng 🏥Cơ sở 2: 231C Trần Nguyên Hãn, Lê Chân, Hải Phòng 🏥Cơ sở 3: Manhattan 09-08, 09-09 Imperia Hải Phòng
Mục lục MỘT SỐ THÓI QUEN CỦA TRẺ KHIẾN RĂNG MỌC LỆCH LẠC Răng mọc lệch lạc ở trẻ không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười mà còn liên quan đến khả năng ăn nhai, phát âm và sự phát triển hàm mặt. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.… Continue reading MỘT SỐ THÓI QUEN CỦA TRẺ KHIẾN RĂNG MỌC LỆCH LẠC
Mục lục Chi Phí Niềng Răng Thẩm Mỹ Tại Hải Phòng Bạn đang tìm hiểu về chi phí niềng răng thẩm mỹ tại Hải Phòng? Bài viết dưới đây của Nha Khoa Nụ Cười sẽ cung cấp bảng giá chi tiết từng loại niềng răng, yếu tố ảnh hưởng đến giá, kinh nghiệm chọn nha… Continue reading Chi Phí Niềng Răng Thẩm Mỹ Tại Hải Phòng:
Mục lục PHÂN BIỆT RĂNG KHÔN MỌC THẲNG VÀ MỌC LỆCH. Răng khôn – hay còn gọi là răng số 8 – luôn là nỗi lo của nhiều người trưởng thành. Một số người có thể “may mắn” khi răng khôn mọc thẳng, không gây đau nhức, nhưng phần lớn trường hợp lại gặp phải… Continue reading PHÂN BIỆT RĂNG KHÔN MỌC THẲNG VÀ MỌC LỆCH.
Mục lục THỜI GIAN NÀO PHÙ HỢP ĐỂ CẤY GHÉP IMPLANT? Cấy ghép Implant là giải pháp trồng răng hiện đại, mang lại hiệu quả lâu dài và thẩm mỹ cao cho người mất răng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn: Nên cấy Implant vào thời điểm nào là tốt nhất? Bài viết dưới… Continue reading THỜI GIAN NÀO PHÙ HỢP ĐỂ CẤY GHÉP IMPLANT?
Mục lục Nguyên Nhân Răng Ê Buốt Và Cách Khắc Phục. Răng ê buốt là tình trạng thường gặp ở mọi độ tuổi, gây cảm giác khó chịu khi ăn uống, đặc biệt là khi dùng đồ lạnh, nóng, chua hoặc ngọt. Tuy không phải là vấn đề nghiêm trọng tức thời. Nhưng nếu không… Continue reading Nguyên Nhân Răng Ê Buốt Và Cách Khắc Phục.
Mục lục Hiểm Họa Khôn Lường Từ Răng Khôn Mà Bạn Nên Biết Răng khôn không chỉ là một chiếc răng “không cần thiết” mà còn có thể là ngòi nổ âm thầm gây ra hàng loạt vấn đề răng miệng nghiêm trọng. Việc thăm khám răng định kỳ, phát hiện sớm và xử lý… Continue reading Hiểm Họa Khôn Lường Từ Răng Khôn Mà Bạn Nên Biết