Hôi miệng là vấn đề thường hay gặp của rất nhiều người. Tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nếu mỗi lần giao tiếp miệng có mùi thì nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của chúng ta. Vậy hôi miệng là do đâu? Có cách nào khắc phục được bệnh hôi miệng không? Hãy tới Nha Khoa Nụ Cười – địa chỉ chữa hôi miệng tại Hải Phòng hiệu quả.
Mục lục
1/ Nguyên nhân gây hôi miệng
Hôi miệng do mắc bệnh lý về nha chu
Khi bạn gặp những bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, chảy máu chân răng, viêm nha chu,… sẽ khiến vi khuẩn tích tụ, viêm nhiễm, dẫn đến việc gây ra mùi hôi khó chịu. Ở trường hợp này, bạn cần tăng cường việc vệ sinh răng miệng. Thường xuyên đánh răng hơn và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ những mảng bám, cặn thức ăn dính trong răng. Khi các cặn thức ăn này phân hủy là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ. Sẽ khiến lợi bị viêm nhiễm, tỏa ra mùi khó chịu.
Viêm nha chu sẽ khiến vi khuẩn tích tụ, viêm nhiễm, dẫn đến việc gây ra mùi hôi khó chịu.
Bệnh lý nha chu thường gặp khiến bạn hôi miệng đó là bị chảy máu chân răng. Răng dễ bị chảy máu, miệng hôi, lợi hở – không bám vào chân răng khiến bạn bị mất tự tin khi giao tiếp.
Hôi miệng khi niềng răng thẩm mỹ
Trên thực tế, chỉnh nha là phương pháp điều chỉnh răng, khắc phục sai lệch khớp cắn. Hoàn toàn không gây hôi miệng. Nhưng do trong quá trình niềng răng, việc vệ sinh răng miệng rất khó đảm bảo. Nên các vụn thức ăn thừa thường dễ bị mắc kẹt trong kẽ răng, mắc cài. Điều này xuất hiện nhiều ở những người sử dụng niềng răng mắc cài mà không vệ sinh răng miệng cẩn thận sau khi ăn.
Vệ sinh không tốt trong quá trình niềng răng sẽ gây ra hôi miệng
Hôi miệng khi niềng răng gây ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Khiến người bệnh dễ tự ti, ngại ngùng khi phải nói chuyện. Nó cũng khiến nguy cơ mắc các biến chứng răng miệng khác trong và sau niềng cao hơn. Chính vì vậy khi gặp phải tình trạng này, bạn nên đến các địa chỉ nha khoa để được tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.
Răng sứ không được chế tác kỹ càng sẽ dẫn đến xuất hiện vết nứt và các kẽ hở. Khiến thức ăn dính vào sâu bên trong gây hôi miệng. Điều này cũng dẫn đến người bệnh khó có thể vệ sinh kỹ ở bên trong nên lâu ngày sẽ gây ra sâu răng, viêm nha chu và càng hôi miệng hơn.
Răng sứ kém chất lượng khiến răng không khớp tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra hôi miệng
Tay nghề bác sĩ không cao, không làm răng sứ theo đúng kỹ thuật, khiến răng không khớp và bị cong vênh và thức ăn dính vào trong cùi răng thật. Lâu ngày sẽ biến thành vi khuẩn và gây mùi hôi khó chịu ở miệng. Đồng thời làm chân răng bị yếu đi, ảnh hưởng đến ăn nhai.
Bản thân của amidan chứa các lỗ li ti và các rãnh trên bề mặt. Các lỗ này là nơi vi khuẩn tích tụ lại và bám dính chất nhầy. Lâu dần tạo nên hỗn hợp, tích lại thành sỏi amidan. Những viên sỏi này có mùi khó ngửi, gây mùi trong khoang miệng. Phòng chống việc hình thành amidan là giải pháp mà các bác sĩ đưa ra. Thường xuyên vệ sinh, súc miệng bằng nước muối loãng, nước súc miệng nha khoa. Sẽ giúp rửa trôi mảng bám, loại bỏ vi khuẩn. Ngăn không cho chúng tham gia vào quá trình hình thành sỏi và gây hôi miệng
Amidam có mùi khó ngửi gây mùi trong khoang miệng
Hôi miệng khi bị dạ dày và bệnh mãn tính
Helicobacter pylori, vi khuẩn gây nhiễm trùng trong hệ tiêu hóa có thể gây ra tình trạng hôi miệng lâu dài. Các bệnh đau dạ dày như trào ngược thực quản cũng khiến người bệnh ợ hơi có mùi hôi. Vấn đề này chỉ được giải quyết khi vi khuẩn hoàn toàn bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, các vấn đề sức khoẻ của cơ thể liên quan đến các bệnh như viêm phế quản mãn tính, bệnh gan, thận hay tiểu đường, cũng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng lâu dài. Trong trường hợp này, bạn cần đến bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra và điều trị theo đúng sự chỉ dẫn có bác sĩ.
Vi khuẩn gây nhiễm trùng trong hệ tiêu hóa có thể gây ra tình trạng hôi miệng lâu dài
Hôi miệng do hút thuốc lá
Sử dụng thuốc lá thường xuyên để lại hương vị lạ trong miệng. Lâu dài khiến trong khoang miệng có mùi hôi ngái khó chịu. Dễ dẫn đến viêm nướu gây ra hôi miệng. Vì vậy, lời khuyên của bác sĩ là tránh sử dụng bất cứ một sản phẩm thuốc lá nào. Nếu hiện tại bạn đang có thói quen hút thuốc lá, thì nên cai thuốc càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe và hơi thở của mình cũng như những người thân yêu.
Thuốc lá khiến khoang miệng hôi ngái, khó chịu
2/ Mẹo dân gian chữa hôi miệng hiệu quả
Chữa hôi miệng bằng chanh
Chanh có lượng axit cao, giúp tẩy trắng răng và khử mùi hôi miệng hiệu quả. Bạn chỉ cần kết hợp một chút cốt nước chanh và mật ong pha và uống hàng ngày sẽ giúp bạn hết hôi miệng
Ngoài ra bạn cũng có thể dùng nước cốt chanh + muối trắng để làm nước súc miệng hàng ngày. Đây là phương pháp rất hiệu quả mà được nhiều người tin dùng. Kết quả đạt được không những bạn có hơi thở thơm mát mà còn có hàm răng trắng sáng.
Lượng axit cao trong răng giúp tẩy trắng và chữa hôi miệng hiệu quả
Chữa hôi miệng bằng tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm có tác dụng chữa hôi miệng cực kì hiệu quả. Tinh dầu tràm có tác dụng diệt khuẩn ở răng, loại bỏ mùi hôi trong miệng. Mùi hương của tinh dầu tràm đem lại hơi thở thơm mát.
Bạn nhỏ 1-2 giọt tinh dầu tràm vào bàn chải, dùng để đánh răng sáng và tối. Hoặc bạn cũng có thể dùng hỗn hợp tinh dầu tràm với nước cốt bạc hà để làm nước súc miệng, sẽ hết mùi hôi.
Mùi hương của tinh dầu tràm sẽ khiến khoang miệng thơm mát
Chữa hôi miệng bằng đinh hương
Cây đinh hương là một trong những thảo dược quý hiếm đối với sức khỏe răng miệng chúng ta. Bạn có thể ngâm các mảnh đinh hương cho mềm rồi bỏ vào miệng ngậm, nhai trực tiếp trong khoảng 1 – 2 phút. Ngậm liên tục vài lần trong ngày, và lặp lại trong vài tháng. Kết quả sau đó sẽ khiên bạn bất ngờ.
Đinh hương là thảo dược quý đối với răng miệng
Chữa hôi miệng bằng hương nhu
Hương nhu hay còn được gọi là cẩn nhu, rau é. Có mùi thơm, vị cay, không độc, được dùng làm thuốc chữa bệnh rất tốt.
Dùng 10g hương nhu sắc với 200ml nước. Rồi dùng nước hương nhu ngậm và súc miệng.
Súc miệng bằng hương nhu giúp cải thiện hôi miệng
Chữa hôi miệng bằng lá bạc hà
Bạn có thể dùng lá bạc hà chữa hôi miệng theo các cách sau:
Súc miệng bằng nước bạc hà: Lấy lá bạc hà tươi, càng già càng tốt, đem giã lấy nước cốt rồi pha với nước theo tỉ lệ 1:3 dùng để làm nước súc miệng hàng ngày.
Súc miệng bằng lá bạc hà cải thiện được tình trạng hôi miệng
Ăn sống: Dùng lá bạc hà để ăn sống cũng có tác dụng khử mùi hôi miệng rất tốt.
Chữa hôi miệng bằng rau mùi tây
Chất diệp lục chứa trong rau mùi tây sẽ hạn chế những tác nhân gây mùi trong miệng. Bạn nên ngâm và rửa sạch rau mùi tây trong nước khoảng 2 phút. Sau đó nhai hoặc bạn có thể ép lấy nước để uống rất tốt cho cơ thể và loại bỏ được mùi hôi.
Mùi tây có chất diệp lục cải thiện hôi miệng hiểu quả
Chữa bệnh hôi miệng bằng bột nở
Sử dụng bột nở để đánh răng. Axit trong bột nở sẽ loại bỏ những vi khuẩn ở lưỡi, trên bề mặt và kẽ răng của bạn giúp khử mùi hôi và làm sạch răng miệng
Dùng bột nở để đánh răng hàng ngày hay súc miệng bằng nước ấm.
Axit trong bột nở sẽ giúp làm sạch răng và chữa hôi miệng
Chữa bệnh hôi miệng bằng trà xanh
Chất polyphenol trong trà xanh giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, khử mùi hôi. Từ đó, bạn có thể dùng trà xanh để ngăn bệnh hôi miệng một cách hiệu quả.
Trong trà xanh có polyphenol giúp ngăn chặn vi khuẩn tạo mùi hôi
Trường hợp bị hôi miệng, bạn có thể dùng trà xanh để đẩy lùi căn bệnh này. Nếu uống được thì càng tốt, vì trà xanh còn có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa, giúp răng và tóc chắc khỏe.
3/ Cách chăm sóc răng miệng đảm bảo hôi miệng tránh xa
Nên đánh răng 2 lần sáng và tối. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám trong kẽ và chân răng.
Cạo lưỡi hàng ngày để loại bỏ cặn bẩn, vi khuẩn và thức ăn thừa
Uống khoảng 2 lít nước một ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh hôi miệng.
Không sử dụng các thực phẩm gây mùi như hành tỏi, cà phê, thuốc lá,
Thường xuyên nhai kẹo cao su.
Ngậm và súc miệng bằng nước muối hàng ngày để khử mùi và hạn chế viêm lợi.
Nha Khoa Nụ Cười có lời khuyên mọi người nên đi kiểm tra sức khỏe răng miệng 2 lần/ năm.
Đánh răng 2 lần / ngày để vệ sinh răng miện giảm mùi hôi
4/ Các phương pháp nha khoa chữa hôi miệng tại Hải Phòng
Chữa hôi miệng do chảy máu chân răng
Cung cấp đủ lượng vitamin C cho cơ thể bằng nhiều cách. Như ăn các loại trái cây nhiều vitamin C
Sử dụng 1 túi trà lọc nhỏ nhúng vào trong nước cốc nước lạnh. Sau đó lấy túi trà đó đặt vào vị trí mà lợi bị chảy máu.
Lấy hạt tiêu đen và lá húng quế xay ra và đặt vào vị trí mà lợi đau. Giúp giảm đau và nhanh lành vết thương.
Hãy dùng 1 quả chanh với 2 gram tỏi mỗi ngày giúp cho tăng cường vitamin C. Nhằm ngăn chặn hiện tượng chảy máu chân răng
Nha Khoa Nụ Cười địa chỉ chữa chảy máu chân răng ngăn ngừa hôi miệng
Chữa hôi miệng do trồng răng sai cách
Mức độ hôi miệng phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề, trình độ và việc áp dụng kỹ thuật nha khoa của bác sĩ. Do đó, bạn hãy lựa chọn một đơn vị nha khoa có uy tín, đã thực hiện nhiều ca trồng răng thành công. Và sau khi trồng, lưu ý đến chế độ chăm sóc, thì tình trạng hôi miệng sẽ được khắc phục và không còn trở thành nỗi ám ảnh của người bệnh.
Chọn địa chỉ Nha Khoa uy tín để làm dịch vụ răng uy tín giảm nguy cơ gây hôi miệng
Thay thế loại răng sứ chất lượng hơn trong tình trạng mão sứ cũ đã bị đen viền nướu, gây ra những vệt ố trong răng. Để tránh tình trạng hôi miệng, đồng thời mang đến cho hàm răng của người bệnh một diện mạo tươi mới hơn.
—————-🌟🌟🌟——————
TRUNG TÂM NHA KHOA NỤ CƯỜI HẢI PHÒNG
Nụ cười rạng rỡ – tươi sáng tương lai! 🌏 Website: https://nhakhoahaiphong.vn/ ☎️ Hotline: 02256576999 🏥Trụ sở chính : 379 Ngô Gia Tự, Hải An, Hải Phòng 🏥Cơ sở 2: 231C Trần Nguyên Hãn, Lê Chân, Hải Phòng 🏥Cơ sở 3: Manhattan 09-08, 09-09 Imperia Hải Phòng
Mục lục 85% Răng Khôn Đều Phải Nhổ Bỏ Răng khôn – cái tên nghe có vẻ “trí tuệ”, nhưng thực tế lại là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều rắc rối nhất cho sức khỏe răng miệng. Theo thống kê từ Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, 85% răng khôn đều phải… Continue reading 85% RĂNG KHÔN ĐỀU PHẢI NHỔ BỎ
Mục lục TUỔI THỌ RĂNG SỨ THẨM MỸ KÉO DÀI BAO LÂU Bọc răng sứ thẩm mỹ là phương pháp phục hình và cải thiện nụ cười được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, một trong những thắc mắc phổ biến của khách hàng trước khi thực hiện là: Bọc răng sứ thẩm… Continue reading TUỔI THỌ RĂNG SỨ THẨM MỸ KÉO DÀI BAO LÂU
Mục lục Trẻ 18 Tuổi Mọc Răng Khôn Có Nên Nhổ Không? Răng khôn, hay còn gọi là răng số 8, thường mọc ở độ tuổi trưởng thành từ 17 đến 25 tuổi. Vậy nếu trẻ 18 tuổi mọc răng khôn có nên nhổ không? Bài viết dưới đây sẽ giúp phụ huynh và các… Continue reading Trẻ 18 Tuổi Mọc Răng Khôn Có Nên Nhổ Không?
Mục lục NHA KHOA NỤ CƯỜI – ĐỊA CHỈ TRỒNG RĂNG IMPLANT UY TÍN. Trồng răng Implant là một trong những giải pháp phục hình răng hiện đại, được các chuyên gia đánh giá cao bởi tính thẩm mỹ, độ bền vượt trội và khả năng ăn nhai như răng thật. Tuy nhiên, không phải… Continue reading NHA KHOA NỤ CƯỜI – ĐỊA CHỈ TRỒNG RĂNG IMPLANT UY TÍN.
Mục lục NHỮNG TRƯỜNG HỢP CẦN HÀN RĂNG? Hàn răng (trám răng) là một trong những phương pháp điều trị nha khoa phổ biến, giúp khôi phục chức năng và thẩm mỹ cho răng bị tổn thương. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những trường hợp cần hàn răng và khi nào nên đi… Continue reading NHỮNG TRƯỜNG HỢP CẦN HÀN RĂNG?
Mục lục TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ RĂNG KHÔN Tất cả những điều cần biết về răng khôn – Hướng Dẫn Đầy Đủ Từ Chuyên Gia Nha Khoa Nụ Cười dành cho tất cả mọi người. Răng khôn – hay còn được gọi là răng số 8 – là chiếc răng mọc sau… Continue reading TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ RĂNG KHÔN