Niềng răng thẩm mỹ khắc phục tình trạng răng hô là giải pháp số 1 để giúp bạn nắn chỉnh khớp cắn và sắp xếp lại răng đều đặn hơn. Bên cạnh đó còn giúp cải thiện chức năng ăn nhai và tăng tuổi thọ cho răng về lâu dài. Trong bài viết dưới đây, Nha Khoa Nụ Cười sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ những vấn đề liên quan tới niềng răng thẩm mỹ khắc phục tình trạng răng hô.
Mục lục
1/ Răng hô
1.1 Răng hô là gì
Răng hô (vẩu) là tình trạng răng hoặc xương. Đôi khi cả 2 nhô ra phía trước gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt. Bạn có thể tự đánh giá bằng cách kẻ đường thẩm mỹ E, đường này đi qua đỉnh mũi và điểm nhô nhất của cằm.
Răng hô là tình trạng răng hàm trên chìa ra hẳn so với răng hàm dưới
Nếu đường này chạm vào 2 điểm môi trên, môi dưới thì bạn đã có 1 khuôn mặt hài hòa.
Nếu điểm nhô nhất của môi trên, môi dưới nằm phía trước đường E này thì 2 hàm của bạn hơi nhô và có thể cần can thiệp thẩm mỹ.
1.2 Tình trạng răng hô thường gặp
Hô do xương là tình trạng xương hàm trên nhô ra phía trước hoặc xương hàm dưới lùi sau so với tiêu chuẩn thẩm mỹ.
Hô do răng là tình trạng răng chìa ra trước, bình thường răng hàm trên chìa ra khoảng 2 – 3mm so với hàm dưới. Nếu độ chìa lớn hơn 3mm thì gọi là hô do răng.
Răng hàm trên chìa ra khoảng 2-3mm so với hàm dưới
Để chẩn đoán hô do răng, hô do xương hay kết hợp cả 2 bác sĩ chỉnh nha tại Nha Khoa Nụ Cười sẽ tiến hành lấy dấu mẫu hàm của bạn, đo đạc độ cắn chìa trên mẫu hàm. Đồng thời bác sĩ sẽ chụp phim X quang 3 chiều đo độ nhô xương hàm trên hàm dưới so với nền sọ, từ đó đưa ra đánh giá chính xác.
1.3 Nguyên nhân khiến răng bị hô
Hô vẩu thường có 2 kiểu là hô răng và hô hàm. Đây là cách phân loại tương ứng với nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hô. Nghĩa là khi xương hàm phát triển quá mức hoặc răng mọc bị sai lệch, chìa vểnh thì sẽ dẫn đến 1 trong 2 kiểu hô này. Với mỗi kiểu hô, nguyên nhân răng hô sẽ bắt nguồn từ nhiều yếu tố.
Răng hô do hàm:
Do cấu trúc hàm mặt hình thành và phát triển.
Do di truyền
Nguyên nhân răng hô là do hàm
Răng hô do răng
Răng mọc sai lệch về thế răng. Thay vì mọc song song theo phương thẳng đứng thì lại răng lại có xu hướng mọc chìa ra.
Răng hô do mọc sai thế răng.
Răng có kích cỡ quá to khiến cho tổng chiều dài của bề ngang hàm răng lớn hơn so với độ lớn của vòm hàm. Khi đó, sẽ xảy ra hiện tượng răng hoặc là phải mọc chìa ra ngoài. Cũng có khi răng mọc bị chen chúc khấp khểnh với nhau gây ra vênh hô hàm răng.
Răng hô do thói quen tự nhiên ở trẻ
Thói quen khi ngậm mút ngón tay, ngậm ti giả trong thời gian dài khiến cho khung răng và hàm trên phải khum lại gây ra hiện tượng hàm trên thu hẹp đến mức có thể nằm gọn bên trong hàm dưới gây ra tình trạng hô ngược dù hàm dưới vẫn phát triển bình thường.
Răng hô do trẻ có tật liếm môi và ngủ thở miệng từ bé.
Tật liếm môi và ngủ thở miệng cũng là nguyên nhân gây ra răng hô thường gặp. Vì khi niếm môi đã vô tình tác động đến các răng cửa hàm trên. Trong một thời gian dài, những chiếc răng cửa này sẽ bị đẩy ra, vểnh lên tạo nên cắn hở và gây hô răng.
1.4 Hậu quả của răng hô gây ra
Răng hô ngoài gây mất thẩm mỹ còn tồn tại một số vấn đề về chức năng sau:
Nguy cơ gãy răng khi có chấn thương, khi bị tai nạn cao.
Khớp cắn lệch lạc dẫn đến giảm hiệu quả ăn nhai.
Răng cửa hàm dưới thường cắn vào mặt trong các răng cửa hàm trên, gây sưng lợi mặt trong hàm trên, rất khó chịu.
Không khép được kín miệng, nên môi trên và môi dưới thường gồng làm nhăn vùng cằm, khuôn mặt căng thẳng.
Răng hô khiến miệng không khép lại được gây khuôn mặt căng cứng
Niềng răng hô là kỹ thuật nha khoa sử dụng lực kéo từ khí cụ chỉnh nha đưa những chiếc răng cửa bị nhô ra trước về vị trí tiêu chuẩn.
Nhờ khí cụ chỉnh nha đưa răng hô về đúng vị trí
Tuy nhiên không phải trường hợp nào niềng răng cũng hết hô. Niềng răng vẩu chỉ có tác dụng với trường hợp bị hô do răng, không phải do xương.
Có 2 cách để niềng răng hô hiện nay bao gồm: phương pháp dùng khí cụ có mắc cài và dùng khay trong suốt.
2.2 Các phương pháp niềng răng hô
Niềng răng hô bằng khí cụ có mắc cài
Các loại dụng cụ chỉnh nha có mắc cài luôn là sự lựa chọn hàng đầu khi niềng răng hô. Bất kể trường hợp hô nặng hay nhẹ đều có thể sử dụng phương pháp này.
Kỹ thuật là dùng một hệ thống dây cung và mắc cài gắn trực tiếp vào răng. Dưới lực kéo cơ học của khí cụ chỉnh nha, những chiếc răng hô – vẩu sẽ dần được kéo về vị trí chuẩn.
Niềng răng mắc cài là lựa chọn hàng đầu để cải thiện răng hô
Niềng răng hô bằng khay trong suốt
Niềng răng vổ với khay niềng trong suốt là phương pháp thế hệ mới. Toàn bộ hệ thống niềng răng cồng kềnh, phức tạp và mất thẩm mỹ sẽ được thay thế bằng những chiếc máng trong suốt.
Răng cửa bị hô sẽ dần được đẩy vào trong thông qua những khay niềng thiết kế sẵn. Ưu điểm chính của cách nẹp răng vẩu này là tính thẩm mỹ, sự tiện lợi khi ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Tuy nhiên với trường hợp răng hô quá phức tạp, khay trong suốt sẽ không phải là cách tốt để điều trị.
Đối với răng hô nhẹ thì niềng răng Invisalign là phương pháp thích hợp
Hiện nay, Nha Khoa Nụ Cười đang sở hữu công nghệ niềng răng hô tiên tiến nhất, cùng công nghệ thiết kế dáng cười độc quyền, giúp khắc phục tối đa tình trạng hô của bạn.
—————-🌟🌟🌟——————
TRUNG TÂM NHA KHOA NỤ CƯỜI HẢI PHÒNG
Nụ cười rạng rỡ – tươi sáng tương lai! 🌏 Website: https://nhakhoahaiphong.vn/ ☎️ Hotline: 02256576999 🏥Trụ sở chính : 379 Ngô Gia Tự, Hải An, Hải Phòng 🏥Cơ sở 2: 231C Trần Nguyên Hãn, Lê Chân, Hải Phòng 🏥Cơ sở 3: Manhattan 09-08, 09-09 Imperia Hải Phòng
Răng số 8 mọc lệch là trường hợp thường thấy ở nhiều người khi đến tuổi trưởng thành, độ tuổi từ 17 – 25. Vì vào thời điểm này, hầu hết khuôn hàm đã hình thành cố định nên sẽ không đủ chỗ để răng số 8 mọc thẳng. Vậy bài viết dưới đây nha… Continue reading CÁCH XỬ LÝ RĂNG KHÔN MỌC LỆCH
Mục lục Răng chết tủy là gì? Điều trị răng chết tủy như thế nào? Tủy răng là nguồn sống, nguồn cung cấp chất dinh dưỡng giúp răng luôn được chắc khỏe. Do đó khi răng bị chết tủy đồng nghĩa với việc răng bị mất đi nguồn sống. Từ đó rất dễ gây ra… Continue reading Răng chết tủy là gì? Điều trị răng chết tủy như thế nào?
Nhiều người thấy hàm răng bị ố vàng khi niềng răng. Vậy có cách nào giúp cải thiện tình trạng này không? Nha khoa Nụ Cười sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này: Mục lục Nguyên nhân nào khiến răng bị ố vàng, xỉn màu khi niềng? Thực tế, có nhiều nghiên cứu cho… Continue reading Vì sao răng bị ố vàng khi niềng?
Răng sâu vào tủy là tình trạng mà nhiều người đang gặp với cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội. Nếu không điều trị ngay dễ gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Muốn biết các dấu hiệu và phương pháp điều trị răng sâu vào tủy hiệu quả nhất thì đừng… Continue reading Răng sâu vào tủy có nguy hiểm không, điều trị thế nào?
Sâu răng là bệnh lý nha khoa rất phổ biến hiện nay. Chúng âm thầm diễn ra trong thời gian dài. Đến lúc phát hiện ra, răng của bạn đã xuất hiện các lỗ chấm đen, thậm chí ăn mòn một phần men răng. Nhiều người thắc mắc, nếu sâu răng nhẹ đánh răng có… Continue reading SÂU RĂNG NHẸ ĐÁNH RĂNG CÓ HẾT KHÔNG?
Trong thời gian đeo niềng, có những thói quen ăn uống không tốt mà nhiều người vẫn mắc phải, chúng làm cho việc niềng răng bị kéo dài hoặc ảnh hưởng xấu tới kết quả cuối cùng. Trong bài viết này Nha khoa Nụ Cười sẽ đưa ra thói quen ăn uống không tốt cần… Continue reading 4 THÓI QUEN ĂN UỐNG KHÔNG TỐT CẦN TRÁNH KHI NIỀNG RĂNG